Làm sao để chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả nhất luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều gia chủ trong quá trình xây dựng nhà cửa. Nhất là trong trường hợp mật độ nhà ở san sát nhau tại các thành phố thì việc chung tường chung vách là không hiếm gặp. Vậy phải làm thế nào để xử lý khe hở giữa 2 nhà để tránh tình trạng thấm nước, nhất là ở Việt Nam khi vào mùa mưa?
Cùng chúng tôi tìm hiểu về 3 cách chống thấm tường nhà liền kề phổ biến nhất hiện nay nhé!
Nguyên Nhân Tường Nhà Bị Thấm Nước
Với kinh nghiệm từ các đơn vị chống thấm dột hiện nay, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn một số nguyên nhân khiến cho tường nhà liền kề bị thấm bao gồm:
- Vị trí diện tích eo hẹp, khó thi công chống thấm. Hoặc thi công chống thấm không đạt hiệu quả do hạn chế không gian.
- Không gian tù đọng, bí bách, dễ tích tụ nước mưa nên hay gây thấm dột.
- Nếu nhà bạn thi công sau nhà hàng xóm, sẽ không có không gian để tiến hành chống thấm từ ngoài vào. Thậm chí nhiều trường hợp còn không thể trét được.
- Nền móng không chắc chắn, bị sụt lún khiến tường nứt nẻ và thấm dột.
- Thấm dột từ tường nhà hàng xóm sang khi xây sát vách. Đặc biệt khu vực tường đó có hệ thống đường ống dẫn thoát nước của nhà hàng xóm.
- Và nhiều nguyên nhân khác có thể gây thấm dột tường liền kề khác nữa.
Để tránh những hệ lụy kể trên, các bạn cần thi công chống thấm tường nhà càng sớm càng tốt. Tốt nhất là nên thực hiện ngay khi đang xây dựng nhà, tránh trường hợp thấm dột rồi mới chống thấm. Vì so với các vị trí khác, tường nhà giáp ranh luôn được đánh giá là khó thi công chống thấm nhất do diện tích chật hẹp, không có nhiều không gian để tô trét.
Tác hại nếu không xử lý chống thấm 2 vách nhà tiếp giáp
Nếu không có 1 biện pháp chống thấm tường giáp ranh hiệu quả, ngôi nhà của bạn sẽ đối mặt những tác hại sau:
- Thấm nước làm cho ngôi nhà xuống cấp nhanh chóng, mục tường gây ẩm mốc tường nhà.
- Làm ẩm mốc tường nhà, hỏng màu sơn tường.
- Làm hỏng những đồ vật dụng trong nhà nhất là những đồ gỗ, dễ bắt ẩm mốc
- Hỏng kết cấu trong nhà gây cho nhà dễ bị nứt nẻ và rỉ sét sắt.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe thành viên trong gia đình, gây hoang mang, mùi hôi do ẩm thấm thấm nước gây ra.
- Tốn kém thêm chi phí sửa chữa nếu để lâu thấm sẽ nặng hơn.
- Mất thẩm mỹ cảnh quan ngôi nhà cho người nhìn
Bạn sẽ làm gì nếu như nhà bạn không may gặp phải những trường hợp trên, bạn hãy yên tâm, nếu đọc hết bài viết này bạn sẽ có cái nhìn cũng như kinh nghiệm xử lý chống thấm tường nhà liền kề tốt nhất.
Cách Chống Thấm Tường Nhà Liền Kề Hiệu Quả
Tùy thuộc vào tình trạng tường nhà, diện tích khe tiếp giáp lớn hay nhỏ, tường cũ hay tường mới xây mà các bạn sẽ được tư vấn cách chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả nhất.
Theo đó, sẽ có 3 trường hợp tường liền kề xảy ra với nhà bạn như sau:
- Tường nhà bạn thấp hơn với tường cũ nhà hàng xóm.
- Tường nhà bạn có chiều cao tương đương với tường cũ nhà hàng xóm.
- Tường nhà bạn cao hơn so với tường cũ nhà hàng xóm.
Dưới đây là chi tiết 3 cách chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả nhất:
1. Cách chống thấm tường nhà liền kề bằng máng xả nước
Hầu hết các tường nhà liền kề hiện nay đều được xây sát khít nhau để tăng diện tích cho ngôi nhà và cũng để chống thấm tốt hơn. Nhưng dù có sát nút cỡ nào thì giữa 2 tường cũng sẽ có 1 khoảng trống nhỏ để đảm bảo kết cấu vững chãi khi 1 trong 2 ngôi nhà bị phá dỡ. Đây chính là vị trí mà nước sẽ ngấm vào.
Để ngăn chặn tình trạng này, phương pháp điển hình đó là thiết kế 1 máng tôn ngăn nước chảy xuống thấm vào tường. Vật liệu thường sử dụng là tôn.
Tại vị trí tiếp giáp giữa 2 khe tường, đặt 1 miếng tôn ghim cố định dọc theo khe tường. Nước sẽ bị ngăn lại bởi máng tôn này, qua đó ngăn chặn nước ngấm vào giữa 2 khe tường.
Để máng tôn bền với thời gian hơn, tốt nhất bạn nên sử dụng các loại sơn PU Polyurethan bảo vệ cho lớp tôn này khỏi bị oxi hóa và các tia UV từ ánh mặt trời.
2. Cách chống thấm tường nhà liền kề ngay khi mới bắt đầu xây dựng nhà
Đây được đánh giá là phương pháp chống thấm tối ưu nhất. Vì chống thấm từ ban đầu bao giờ cũng hiệu quả và tiết kiệm hơn so với việc thấm dột rồi mới chống.
Theo đó, trong quá trình thi công nhà ở, đặc biệt ở ở vị trí tường giáp ranh với nhà hàng xóm, các gia chủ nên sử dụng gạch đặc kết hợp vữa xây trộn bê tông gốc chống thấm và trét mác cao. Tường tiếp giáp có độ dày tối thiểu 220mm để đảm bảo ngăn được thấm dột tường từ ngoài vào nhà.
Trong trường hợp nhà hàng xóm chưa xây thì thực sự là điều quá tuyệt vời để bạn thi công chống thấm cho tường nhà mình.Vì khi xây trước, bạn có thể trét được lớp tường bảo vệ phía bên ngoài giúp nâng cao khả năng chống thấm. Hơn nữa, sau khi xây dựng và trét lớp tường ngoài, các bạn còn có thể sử dụng nhiều loại vật liệu chống thấm khác nhau nữa để gia cố thêm lớp chống thấm. Lúc này, sự khó khăn khi chống thấm tường nhà liền kề sẽ dành cho nhà xây sau.
Ngược lại, nếu nhà bạn xây sau, có 1 số cách chống thấm tường nhà liền kề như sau:
- Nếu tường nhà của bạn cao hơn tường nhà hàng xóm. Khi đến điểm cao bằng nhau, bạn nên thi công chống thấm ngay, đồng thời tạo rãnh thoát nước để tránh làm ảnh hưởng đến nhà bên.
- Nếu tường nhà bạn bằng tường nhà hàng xóm, bạn nên nhét thanh trương nở vào khe giáp ranh rồi tiếp tục sử dụng các biện pháp chống thấm khác như màng, vữa chống thấm. Sau này, khi lớp chống thấm bên ngoài của bạn bị mất đi thì nước vào trong cũng bị thanh trương nở cản lại, hạn chế khả năng thấm dột.
- Nếu tường nhà bạn thấp hơn nhà hàng xóm, bạn có thể xin phép cạo 1 phần tường nhà họ để đặt màng chống thấm, sau đó dùng thêm biện pháp chống thấm bằng máng nước.
- Sau khi xây dựng và trét lớp tường ngoài xong ta có thể sử dụng nhiều loại vật liệu chống thấm khác nhau để thi công chống thấm vách tường cho lớp tường ngoài. Với trường hợp này phổ biến nhất là sử dụng các loại sơn chống thấm pha xi măng, tiêu biểu nhất là sản phẩm sơn chống thấm CT11A Kova.
3. Cách chống thấm ngược cho tường nhà liền kề
Nếu không thể tiến hành chống thấm tường nhà liền kề ngay từ khi xây mới thì bạn cần cân nhắc đến phương pháp chống thấm ngược.
Có 2 trường hợp như sau:
- Chống thấm ngược cho nhà mới xây
- Đối với nhà mới xây thì khi tường nhà xây xong sẽ không trét vữa mà sẽ tiến hành chống thấm ngược luôn bằng cách sử dụng chất chống thấm trộn cùng xi măng để trét vữa cho ngôi nhà hoặc đánh nhuyễn chất chống thấm lên tường, đợi khô rồi tiến hành tô vữa như bình thường.
– Chống thấm ngược cho nhà cũ
Nếu tường nhà cũ bị thấm dột, các bạn cần phải đục bỏ phần tường phía trong, sau đó xử lý chống thấm ngược rồi trét lại.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Sử dụng phụ gia chống thấm sika latex hoặc Latex HC làm chất kết nối.
- Bước 2: Sử dụng dung dịch chống thấm dạng tinh thể Water Seal DPC phun 2 lớp để chống thấm, mỗi lớp cách nhau 4-5 tiếng.
- Bước 3: Đợi 2 – 3 ngày để chất chống thấm Water Seal DPC khô hoàn toàn bên trong tường, tiến hành té nước kiểm tra sự chống thấm ngược, nếu có hiện tượng “nước đổ lá sen” thì là đạt tiêu chuẩn, những vị trí nào mà nước vẫn thấm thì tiến hành quét lại.
- Bước 4: Trét vữa hoàn thiện và tiến hành quy trình sơn nhà như bình thường.
Trên là 3 cách chống thấm tường nhà kiền kề phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích cho tất cả các bạn trong việc chống thấm nói chung và xử lý chống thấm tường giữa 2 nhà hiệu quả nhất.
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Thi Công Chống Thấm Tường Nhà Liền Kề
1. Không nên để tình trạng “thấm rồi mới chống”
Nhiều chủ nhà hiện nay vẫn chưa nắm rõ tầm quan trọng của việc chống thấm, đặc biệt là với 1 hạng mục ít bị nhìn thấy như tường nhà giáp ranh thì chống thấm lại càng bị xem nhẹ.
Tuy nhiên tường nhà lại là một trong những hạng mục quan trọng nhất, cấu thành nên kết cấu của ngôi nhà. Một khi tường bị thấm dột sẽ khiến căn nhà của bạn nhanh bị xuống cấp và giảm tuổi thọ. Do vậy mà các gia chủ cần chú ý chống thấm càng sớm càng tốt, tốt nhất là không nên để xảy ra tình trạng “thấm rồi mới chống”.
2. Tìm hiểu nguyên nhân gây thấm dột để xử lý chống thấm hiệu quả
Trong trường hợp nhà cũ và tường giáp ranh đã bị thấm dột thì các bạn cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân là gì, để từ đó có phương pháp xử lý chống thấm tận gốc và hiệu quả nhất.
Với hạng mục chống thấm tường nhà liền kề, tốt nhất các bạn nên xử lý dứt điểm từ đầu nguồn, tức là không để nước có khả năng chảy vào khe hở thì sẽ hiệu quả hơn cả.
3. Chọn phương pháp, vật liệu chống thấm phù hợp
Vật liệu, phương pháp chống thấm là 1 trong những yếu tố quyết định đến khả năng chống thấm. Chuẩn bị bề mặt thi công cũng là khâu cần chú ý để đảm bảo lớp chống thấm sau khi thi công có độ bền cao nhất.
Theo: https://sonnhadepaz.com/huong-dan-cach-chong-tham-tuong-nha-lien-ke-hieu-qua/